Đặt phòng trực tuyến - Khách sạn Ngôi sao Liên Đô
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến: Hotline: 0818 363 969
Ngày đến Ngày đi Số lượng phòng Người lớn Trẻ em
Khuyến cáo quan trọng phòng bệnh đường hô hấp khi trẻ tựu trường
Chủ nhật, 21/08/2022, 12:38 GMT+7 Lượt xem: 413

Theo các bác sĩ, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, nâng cao dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc nguy cơ mang mầm bệnh để phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi đến trường.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh.

Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch có khả năng hoạt động tốt. 

Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. “Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ”, TS.BS Hải nói.

Khuyến cáo quan trọng phòng bệnh đường hô hấp khi trẻ tựu trường - 1

(Ảnh Hoàng Hà).

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng vắc xin, trong đó có các loại vắc xin như vắc xin tiêm hoặc một số loại có thể hiểu là vắc xin đường uống, là các vi khuẩn đã ly giải giảm khả năng gây bệnh. Khi trẻ uống có thể kích thích hệ thống miễn dịch, tạo kháng thể phòng chống các vi khuẩn có thể gây bội nhiễm sau khi mắc cúm.

Nguyên nhân là trong niêm mạc họng của người lớn và trẻ em đều có những vi khuẩn có thể gây bệnh, khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các loại virus như cúm, Adeno… sẽ gây nên bội nhiễm vi khuẩn.

Một phần các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây ra. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản.

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp do virus gồm ho, chảy mũi, hắt hơi... kèm theo triệu chứng sốt. Sốt diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục. Nhưng khi đã giảm sốt trẻ xuất hiện sốt lại, mệt mỏi, ăn kém đó là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cần phải lưu ý.

Theo bác sĩ, trên thực tế, nhiễm trùng đường hô hấp do virus hầu hết là nguyên tắc điều trị như nhau. Thứ nhất, không có các chỉ định bắt buộc sử dụng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng chỉ định bắt buộc tùy từng trường hợp, đặc biệt là các trường hợp có yếu tố nguy cơ nặng hoặc có triệu chứng của tình trạng nặng. Thứ 2, điều trị tránh các nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus đường hô hấp. 

BS Lê Bình Bảo Tịnh, Phó trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cũng chia sẻ, trong số các bệnh hô hấp, viêm tiểu phế quản là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở mức độ nhẹ và trung bình, trẻ cần được vệ sinh mũi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Phụ huynh cần biết cách theo dõi các dấu hiệu như thở nhanh, thở rút lõm ngực, li bì, không ăn uống không bú được… để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. 

BS Tịnh khuyến cáo thêm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị ở y tế cơ sở. Phụ huynh không nhất thiết cho con lên bệnh viện lớn vì quá đông đúc, rất vất vả. Trẻ có sức kháng kém có thể bị lây nhiễm chéo các bệnh lây truyền khác. 

Cũng theo bác sĩ, trong giai đoạn COVID-19 tồn tại cùng nhiều dịch khác về hô hấp… người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế giao tiếp để phòng bệnh. Các biện pháp này đồng thời cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lây nhiễm khác. Người dân cũng cần chú ý thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ...

TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cũng thông tin, để xử trí các bệnh về hô hấp chủ yếu điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát. 

TS.BS Nam khuyến cáo người dân cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc. Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

“Ngoài ra, tăng cường miễn dịch, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh đặc biệt vệ sinh bàn tay và không gian sinh sống, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh, đeo khẩu trang... cũng là các biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh”, TS.BS cho biết.  


Theo Internet


Người viết : Dung

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến    

Banner Like Facebook