Thứ bảy, 26/10/2024, 19:54 GMT+7 | Lượt xem: 30 |
Giai đoạn 19-30 tuổi canxi
Canxi cần thiết cho xương phát triển, nhưng cũng rất quan trọng cho cơ bắp, thần kinh và tim được khoẻ mạnh. Phụ nữ nên bổ sung để có đủ canxi, nhu cầu khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày trong khi bạn đang ở trong độ tuổi 20 của mình. Hãy xem xét việc bổ sung canxi nếu bạn không nhận được đủ canxi từ chế độ ăn uống thông qua các sản phẩm từ sữa, nước cam giàu canxi và các loại ngũ cốc, đậu, rau lá xanh, hạnh nhân và cá hồi...
Phụ nữ cần ăn uống đa dạng, đặc biệt nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin.
Vitamin D
Vitamin D cũng như canxi, rất cần thiết cho sức khỏe của xương và có thể làm giảm nguy cơ các bệnh ung thư và bệnh tim. Nó cũng thúc đẩy sự hấp thụ canxi trong dạ dày và ruột. Nguồn cung cấp vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá và sữa, nước trái cây và ngũ cốc. Với sự giúp đỡ của ánh nắng mặt trời, hầu hết các vitamin D mà chúng ta nhận, được tổng hợp dưới da. Nếu bạn luôn luôn ở trong nhà và nhận được rất ít hoặc không có ánh nắng mặt trời trên da của bạn, cần bổ sung vitamin D bằng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về dinh dưỡng trước khi sử dụng thuốc (xem bảng 1).
Sắt
Sắt giúp tăng số lượng tế bào máu đỏ trong cơ thể và giữ cho máu khỏe mạnh. Phụ nữ ra kinh nhiều hoặc phụ nữ mang thai cần thêm chất sắt trong chế độ ăn hoặc có thể cần bổ sung sắt bằng thuốc vì thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Sắt có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Sắt từ nguồn động vật được hấp thu tốt hơn so với sắt từ nguồn thực vật. Tuy nhiên, sự hấp thu sắt từ nguồn thực vật có thể được cải thiện khi các thực phẩm được ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C (như nước cam, dâu tây...). Nguồn động vật như thịt, cá và trứng. Các nguồn thực vật bao gồm các loại hạt, hạt giống và các loại rau lá xanh đậm. Phụ nữ 19-50 tuổi cần 18mg sắt mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 27mg sắt mỗi ngày và phụ nữ 51 tuổi trở lên cần 8mg mỗi ngày.
Giai đoạn 31-50 năm tuổi Folate
Folate là một vitamin nhóm B có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau (đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm), gạo nâu, rau bina, rau mầm, bông cải xanh, đậu xanh và khoai tây. Nó cũng được tìm thấy trong bánh mỳ và bột ngũ cốc. Nếu bạn đang khỏe mạnh cần duy trì một chế độ ăn giàu folate. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, bổ sung acid folic theo khuyến cáo. Axit folic hay folate giúp em bé phát triển và làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh (tật nứt đốt sống...) ở trẻ. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cần 400mcg axit folic mỗi ngày. Lượng hàng ngày này tăng lên 600mcg cho phụ nữ mang thai và 500mcg cho phụ nữ cho con bú.
Magnesium (magiê)
Magiê là khoáng chất quan trọng trong từng giai đoạn của con người, bởi vì nó hỗ trợ hàng trăm chức năng trong cơ thể, bao gồm cả việc hình thành xương, răng, sự tăng trưởng, phát triển thể chất, nhận thức của trẻ và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Magiê là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trên 40 tuổi vì nó giúp cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa mất xương có thể dẫn đến chứng loãng xương (xem bảng 2). Magnesium cũng có thể giúp điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường. Các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc và các loại rau lá xanh (ví dụ: cải bó xôi) là nguồn cung cấp magiê.
Giai đoạn từ 50 tuổi trở lên Canxi
Khi bạn tiếp cận thời kỳ mãn kinh, cơ thể sản sinh ít estrogen, đặt bạn vào nguy cơ gia tăng bệnh tim, loãng xương và các biến chứng khác. Để xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh, ngoài tập thể dục, cơ thể bạn cần nhận được 1.200mg canxi hàng ngày.
Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và là bạn đồng hành cần thiết để giúp trong việc duy trì xương chắc khỏe. Khuyến nghị dùng hàng ngày của vitamin D là 600 IU sau độ tuổi 50 tuổi, tăng đến 800 IU sau 70 tuổi.
Dầu cá
Dầu cá là loại dầu có nguồn gốc từ các mô của những con cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ... Dầu cá có chứa các axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, omega-3 có thể làm giảm nguy cơ và triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, ung thư, viêm khớp dạng thấp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, ăn cá, đặc biệt là các loại cá béo, ít nhất 2 lần mỗi tuần như là một phần của chế độ ăn có lợi cho tim. Nếu bạn không thể ăn cá hãy nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn để được bổ sung những nguồn axit quý giá từ dầu cá.
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp cơ thể tạo ra hồng cầu, giữ cho não và hệ thần kinh khỏe mạnh. Vitamin này được tìm thấy chủ yếu trong protein động vật: thịt, cá, các sản phẩm sữa và trứng. Nó cũng có thể được tìm thấy trong ngũ cốc tăng cường. Khi bạn già đi, cơ thể sẽ giảm hấp thu vitamin B12 gây nên sự thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây thiếu máu, người xanh xao dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, giảm khả năng gắng sức... Hầu như tất cả các vitamin tổng hợp đều có chứa vitamin B12. Cần bổ sung vitamin có chứa B12 hoặc vitamin B12 trong sự kết hợp với các chất dinh dưỡng khác.
Cần lưu ý, trước khi bắt đầu bổ sung bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào, cần nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định nếu làm như vậy là phù hợp, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc hoặc có dị ứng với bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm nào.
( (Theo pharmacytime)[/i])
Cải bó xôi hay được gọi là rau chân vịt, rau bina hoặc bắp xôi. Cải bó xôi là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, bạn có thể chế biến cải bó xôi thành nhiều món ăn hay làm nước ép đều rất tốt. Dưới đây là những lợi ích bất ngờ từ việc sử dụng cải bó xôi mà có thể bạn chưa biết.
1.Tốt cho bệnh đái tháo đường: Cải bó xôi có chứa chất chống oxy hóa được gọi là axid alphalipoic, đã được chứng minh là làm giảm nồng độ glucose, tăng độ nhạy cảm insulin và ngăn ngừa oxy hóa thay đổi do stress gây ra ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
2.Phòng chống ung thư: Cải bó xôi và các loại rau xanh khác chứa chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn những tác động gây ung thư của các amin dị vòng được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
3.Phòng chống bệnh hen suyễn: Nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn thấp hơn ở những người tiêu thụ một lượng lớn cải bó xôi nhất định. Một trong những chất dinh dưỡng là betacarotene, trong đó cải bó xôi là một nguồn tuyệt vời. Quả mơ, bông cải xanh, dưa đỏ, bí ngô và cà rốt cũng là nguồn phong phú betacarotene.
4.Giảm huyết áp: Vì hàm lượng kali cao, cải bó xôi được khuyến khích cho những người có tăng huyết áp sử dụng. Thực phẩm có kali cao khác bao gồm khoai tây, cà chua, đậu lima và cam.
5.Nhuận tràng: Cải bó xôi có nhiều chất xơ và nhiều nước, cả hai đều giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
6.Làn da và tóc khỏe mạnh: Cải bó xôi có nhiều vitamin A, rất cần thiết cho sản xuất bã nhờn để giữ cho tóc ẩm. Vitamin A cũng cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các mô của cơ thể, bao gồm cả da và tóc. Cải bó xôi và rau lá xanh khác chứa nhiều vitamin C là cần thiết đối với việc xây dựng và duy trì collagen, cung cấp vật liệu cấu trúc cho da và tóc. Thiếu máu thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến của rụng tóc, có thể được ngăn ngừa bằng một lượng vừa đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi.
Trong thời gian gần đây, cải bó xôi xuất hiện nhiều trên các kệ hàng thực phẩm của các siêu thị, nhiều người quan tâm và bắt đầu dùng chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Bạn cũng thử bắt đầu sử dụng cải bó xôi trong gia đình của mình.
Theo Suckhoedoisong.vn
Theo Internet
Thiết kế web: TRUST.vn