Đặt phòng trực tuyến - Khách sạn Ngôi sao Liên Đô
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến: Hotline: 0818 363 969
Ngày đến Ngày đi Số lượng phòng Người lớn Trẻ em
Làng nghề truyền thống Đà Lạt – nét đẹp văn hóa vùng đất cao nguyên
Thứ bảy, 25/11/2023, 13:59 GMT+7 Lượt xem: 86

Làng nghề truyền thống Đà Lạt – nét đẹp văn hóa vùng đất cao nguyên

Du lịch Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với các khu du lịch, hoạt động vui chơi giải trí mà còn có các làng nghề truyền thống hàng trăm năm. Chắc chắn du khách tới đây sẽ rất tò mò muốn trực tiếp xem cách các nghệ nhân tạo ra sản phẩm độc đáo mang đậm chất vùng cao nguyên. Vậy trong bài viết này, happydaytravel.com sẽ giới thiệu bạn về làng nghề truyền thống Đà Lạt nhé.

1. Nghề làm rượu cần 

Làng nghề truyền thống luôn được người dân Đà Lạt giữ gìn từ xa xưa tới tận ngày nay, truyền từ đời ông ta cho con cháu phát triển. Tới du lịch Đà Lạt, bạn sẽ được nghe kể về những đặc trưng riêng có của vùng đất cao nguyên đại ngàn. Nơi có nhiều ngành nghề cổ truyền tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Nghề nấu rượu cần của đồng bào dân tộc dưới chân núi Lang Biang 

Nghề nấu rượu cần của đồng bào dân tộc dưới chân núi Lang Biang 

Các sản phẩm mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện tài năng thiên phú với đôi bàn tay khéo léo, trí óc sáng tạo và sự tinh tế. Hiện nay, nước ta đang chú ý giữ gìn và bảo tồn các ngành nghề từ xưa như nét văn hóa dân tộc không thể để bào mòn hay mất đi.

Tính riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 3000 cơ sở ngành nghề với 16 điểm nghề đang hoạt động mạnh mẽ. Các cơ sở này giờ đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan, học hỏi và mua sản phẩm. Đây cũng là điểm đặc biệt góp phần làm đặc sắc hơn các loại hình du lịch, phát triển vùng đất Đà Lạt hơn.

Một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt nổi bật là nghề làm rượu của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương. Nơi sinh sống của buôn làng nằm ngay dưới chân núi Lang Biang, chủ yếu người Lạch nấu rượu cần cực kỳ ngon và hấp dẫn. 

Công đoạn làm rượu khá phức tạp tỉ mỉ qua nhiều bước với công thức riêng được giữ gìn kỹ. Nguyên liệu chọn là bắp ngô, gạo các loại như gạo lứt được nấu chín để nguội, trộn với men, trấu rồi cho vào trong chóe đựng. Chóe làm bằng đất nung chắc chắn tạo mùi hương rượu thơm lừng. Ủ kín đậy chặt nắp chóe cất trong nhà đủ thời gian mới tạo thành rượu nồng.

Rượu cầu vùng đất Lang Biang có bí quyết tạo vị ngọt thơm mà nhiều người ở vùng khác nấu vẫn không chuẩn vị được. Rượu cần này càng để lâu càng ngon, du khách tới đây sẽ được mời thưởng thức cùng mọi người và có thể mua về làm quà. 

2. Nghề làm nhẫn bạc của người Churu

Hiện nay làng nghề truyền thống Đà Lạt được bảo tồn và phát triển, mở rộng đón khách du lịch tới tham quan, học hỏi. Các sản phẩm làm ra cũng có cơ hội quảng bá rộng rãi cho người dân khắp mọi miền được biết. Sự quan tâm của người dân cũng chính là động lực và niềm vui để các nghệ nhân tiếp tục cố gắng hơn với nghề.

Nghệ nhân làm nhẫn khuôn nhẫn bạc ở làng Ma Đanh

Nghệ nhân làm nhẫn khuôn nhẫn bạc ở làng Ma Đanh

Ở làng Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Lạc Dương nay người dân vẫn còn giữ nghề chế tác sản phẩm trang sức bằng bạc. Những chiếc nhẫn được làm thủ công với họa tiết khắc độc đáo bởi các nghệ nhân người Churu. Trong đó nhẫn srí, sra là sản phẩm quý giá được làm nhẫn cặp đôi, nhẫn cưới. 

Mỗi chiếc nhẫn được chế tác qua nhiều công đoạn cần mẫn với mẫu mã đẹp và bán với giá phải chăng. Nguyên liệu sáp ong sẽ chọn loại tốt nhất trong rừng nấu chảy tạo khuôn đúc nhúng gùi gỗ vào để nguội cho vào ống sáp hình tròn. Đo kích thước tay người đeo chuẩn để làm dáng riêng, khắc hoa văn theo yêu cầu.

Mỗi khuôn dành cho hai nhẫn của nam và nữ, tạo hình xong thì nhúng nhẫn sáp vào dung dịch phân trâu lẫn đất hong khô dưới nắng to. Khuôn sáp này đốt trên bếp than rực hồng nóng chảy ra tạo thành khuôn âm bản mới. Sau đó nghệ nhân sẽ đổ bạc nấu chảy vào trong khuôn.

Khi nguội sẽ tạo thành đôi nhẫn bạc có màu đen rồi nhúng vào trong nước bồ kết đun sôi thì sẽ có màu sáng lấp lánh vô cùng đẹp. Quy trình này có thể kéo dài cả ngày, rất vất vả mới hoàn thành sản phẩm hoàn thiện đẹp tròn vẹn. Những cặp nhẫn này mang theo ý nghĩa linh thiêng về lời chúc bình an và hạnh phúc. Du khách có thể mua về làm quà tặng người thân, bạn bè, người thương.

3. Làng tranh thêu XQ

Trong các tour du lịch Đà Lạt bạn sẽ thấy có địa điểm tham quan ngoại ô có xuất hiện tên làng tranh XQ. Ngôi làng nghề truyền thống Đà Lạt nổi tiếng với ngành nghề làm tranh thêu với các tác phẩm quý. Du khách đến thăm sẽ được ngắm nhìn các nghệ nhân ngồi thêu tranh và hướng dẫn cách thêu. 

Khu trưng bày tranh thêu ở làng XQ Đà Lạt

Khu trưng bày tranh thêu ở làng XQ Đà Lạt

Những nghệ nhân rất tỉ mỉ hàng giờ đồng hồ từng đường kim mũi chỉ thổi hồn vào bức tranh nghệ thuật sống động. Chủ đề các bức tranh đa dạng, mang theo linh hồn của vùng đất cao nguyên. Hầu như các tác phẩm làm ra đều tinh tế mang tính nghệ thuật cao. 

Du khách còn được hướng dẫn đi tham quan xưởng thêu tranh quy mô lớn, khu vực trưng bày các tác phẩm nổi bật và khu tôn vinh các nghệ nhân. Nhiều tác phẩm được bán công khai nên nếu yêu thích bạn có thể mua về nhà làm kỉ niệm.

4. Làng rượu vang Đa Thiện

Du lịch làng nghề là nét đẹp văn hóa độc đáo ở Đà Lạt, du khách muốn cảm nhận rõ nét hơn cuộc sống con người nơi đây thì đừng bỏ qua nhé. Đa Thiện có ngành nghề làm rượu vang vô cùng nổi tiếng, sản phẩm làm ra cung cấp cho địa phương và các tỉnh thành khác. 

Hầm rượu vang ở làng Đa Thiện

Hầm rượu vang ở làng Đa Thiện

Làng nghề rượu vang được gìn giữ hàng trăm năm nay với chất lượng rượu thơm ngon hấp dẫn, đặc trưng khác biệt với sản phẩm rượu vang khác. Bạn có thể dễ dàng thấy ở các siêu thị lớn, cửa hàng rượu có bày bán rượu vang Đà Lạt. Phần nhiều được sản xuất từ chính làng Đa Thiện đấy.

Nguyên liệu làm rượu được chọn từ những quả dâu tươi mọng chín nức – là thức quả đặc trưng của thành phố tình yêu. Không dùng nho ủ rượu như nơi khác nên hương vị chắc chắn khác lạ. Quả dâu chín được ngâm ủ theo bí quyết riêng của người đồng bào thành mật đặc quyện màu đỏ. 

Mật sẽ dùng để chiết xuất qua nhiều công đoạn thành rượu vang thơm ngon bổ dưỡng. Thành phần hoàn toàn dùng nguyên liệu tự nhiên không hóa chất nên an toàn, tốt cho sức khỏe, ai cũng uống được nhất là phụ nữ đẹp da vóc dáng chuẩn. Thời tiết Đà Lạt se lạnh thưởng thức ly rượu vang ấm người thì còn gì tuyệt hơn.

Du khách sẽ được người dân dẫn đi xem quá trình ủ rượu, thưởng thức đủ các loại khác nhau. Ghé đến thăm quan làng Đa Thiện bạn đừng quên mua chai rượu vang về quê làm quà nhé. 

5. Làng nghề dệt thủ công

Từ xưa tới nay Đà Lạt luôn nổi tiếng với các sản phẩm dệt thủ công đặc sắc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay. Sản phẩm đơn giản nhưng làm kỳ công tỉ mỉ từng đường nét hoa văn, màu sắc rực rỡ. Chỉ cần nhìn là nhận ra ngay cái hồn của núi rừng Tây Nguyên, không thể lẫn với sản phẩm bán sẵn ở thành thị. 

Làng nghề dệt B’nơ nổi tiếng Đà Lạt

Làng nghề dệt B’nơ nổi tiếng Đà Lạt

Đến các khu chợ lớn, cửa hàng lưu niệm, quán ven đường bạn sẽ thấy bày bán đa dạng sản phẩm dệt đủ kiểu dáng. Như túi đeo chéo, túi đựng điện thoại, khăn, mũ, giày, balo, quần áo, thú bông, móc treo khóa,…Hình thù ngộ nghĩnh, chất liệu mềm và bền bỉ với giá bán rất rẻ dao động chỉ từ vài nghìn đồng. 

Nếu muốn biết cách thức làm ra những sản phẩm bé xinh này thì mời bạn ghé thăm làng nghề dệt B’nơ ở Xã Lát, Lạc Dương. Ngôi làng nhỏ nằm ngay dưới chân núi Lang Biang. Nghề dệt đã có từ hàng trăm năm nay được giữ gìn và tiếp tục phát triển mạnh bởi những nghệ nhân tài hoa, tâm huyết với nghề.

Hiện nay làng nghề dệt vừa tạo ra sản phẩm cung cấp cho vùng vừa mở cửa đón du khách tham quan tìm hiểu quy trình làm việc chi tiết. Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay với chất liệu tốt, hoa văn tinh tế, đa dạng, màu sắc cuốn hút. Công đoạn dệt này học mất khá nhiều thời gian, nhìn người bản địa tỉ mỉ bạn sẽ thấy cực kỳ khâm phục.

6. Nghề làm gốm xã Pró

Tại Đà Lạt giờ người dân vẫn làm nghề gốm được truyền từ thời ông cha để lại. Nổi bật nhất phải kể đến làng K-răng-gọ chuyên sản xuất gốm với các tác phẩm độc đáo, đẹp và mang nét đặc trưng riêng không giống hàng làm tràn lan trên thị trường.

Làng nghề làm gốm Pró Đà Lạt

Làng nghề làm gốm Pró Đà Lạt

Người đồng bào dân tộc Churu sinh sống ở xã Pró, huyện Đơn Dương trực tiếp chế tác gốm. Nguyên liệu sẽ được tìm kiếm kỹ chọn đất sét lấy từ hầm Trồm Ụ ở trên khu vực núi KLơl rất kỳ công. 

Lấy đất về đem phơi 2-3 nắng cho khô rồi bỏ vào cối to giã nhuyễn thành bột mịn. Trộn đất với nước, trực tiếp dùng tay nhào trộn đều tới khi thấy màu đen bạc thì nặn ra các sản phẩm như nồi, bình hoa, chén, đĩa, ly, lu,…

Quy trình làm gốm mất nhiều công sức và thời gian, hoàn toàn không có máy móc can thiệp mà dùng đôi bàn tay khéo léo của người dân bản địa. Mỗi sản phẩm sẽ có hình dáng, khắc hoa văn khác biệt. Xong thì thợ sẽ lấy cọng tre cuốn hình nặn lại, xoay phần phía trong phù hợp tùy chỉnh độ dày mỏng. 

Sau đó dùng gỗ đập nhè nhẹ ở ngoài đều tay rồi phơi khô cho vào nung ở nhiệt độ cao. Khi lấy từ lò ra, gốm có màu đen nên người làng Krăng-gọ lấy trái trám rừng đánh bóng sáng hoàn thành sản phẩm hoàn thiện đẹp mỹ mãn. 

Người buôn làng tính cách thân thiện, mến khách nên sẵn sàng hướng dẫn bạn quy trình làm gốm và dẫn tham quan xưởng trực tiếp. Du khách tùy thích chọn mua sản phẩm ưng ý với giá rẻ để làm quà kỉ niệm. Mỗi sản phẩm đều ý nghĩa bởi mang theo tâm huyết, tình cảm của người đồng bào dân tộc nơi đây.

7. Nghề ươm tơ, dệt lụa

Tới tham quan du lịch Đà Lạt, bạn sẽ thấy các đồi trồng dâu rộng lớn bạt ngàn vài ha. Khắp cả vùng nổi lên màu xanh tươi mát của cây dâu cao lớn. Người dân trồng dâu còn để lấy lá nuôi tằm nhả kén ươm tơ dệt lụa. 

Nghề ươm tơ dệt lụa ở Đà Lạt 

Nghề ươm tơ dệt lụa ở Đà Lạt 

Trên địa bàn Đà Lạt có nhiều làng nghề đang tiếp tục phát triển nghề dệt lụa tạo ra số lượng lớn sản phẩm đẹp chất lượng. Đồng thời các cơ sở này đều mở cửa hàng ngày đón khách du lịch tham quan quy trình dệt lụa để tìm hiểu nét văn hóa dân tộc đẹp.

Một trong những làng nghề truyền thống Đà Lạt nổi tiếng là cơ sở dệt lụa của anh Cường Hoàn hiện có rất đông thợ. Diện tích đất rộng rãi xây dựng khu nuôi tằm và khu dệt lụa, trưng bày sản phẩm. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này thổ nhưỡng tốt, khí hậu ôn hòa quanh năm mát mẻ. Vậy nên dâu tươi đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho tằm nhả tơ. 

Trung bình mỗi ngày một con kén nhả sợi tơ dài tới 1000m. Sợi tơ đều đẹp dệt thành nhiều sản phẩm như khăn, quần áo, váy vóc, tranh treo,…

Du khách tham quan cơ sở sẽ được xem cách ươm tơ, dệt lụa, tẩy nhuộm màu, thiết kế hình hoa văn và nghệ nhân may thêu tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ. Khu trưng bày có nhiều sản phẩm đẹp quý giá bạn có thể mua về làm quà, trang trí nhà cửa đều rất tuyệt. 

Trên đây là những thông tin cụ thể happydaytravel.com gửi tới bạn hiểu hơn về các làng nghề truyền thống Đà Lạt để thấy được nét văn hóa đặc trưng vùng miền. Hy vọng bạn sẽ sắp xếp thời gian ghé thăm địa điểm này để thêm yêu vùng đất cao nguyên hùng vĩ.


Theo Internet


Người viết : Dung

Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến    

Banner Like Facebook