Tây Bắc Bộ không chỉ nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ, nét đẹp văn hoá độc đáo mà còn là “miền đất hứa” của nhiều đặc sản Tây Bắc thơm ngon. #teamKlook sành ẩm thực đã thưởng thức hết các món ngon Tây Bắc trong bài viết này hay chưa?
Combo Đặc Sản Tây Bắc Việt Nam (Cá Hồi Sapa, Thịt Bê Chao và Thịt Lợn Bản Mộc Châu) - Miễn Phí Giao Hàng Tận Nơi ở TP. Hồ Chí Minh
Xác nhận tức thời
Combo Đặc Sản Tây Bắc Việt Nam (Cá Hồi Sapa, Thịt Bê Chao và Thịt Lợn Bản Mộc Châu) - Miễn Phí Giao Hàng Tận Nơi ở Hà Nội
Xác nhận tức thời
1. Lợn Bản Mộc Châu
Lợn bản Mộc Châu, còn được gọi lợn cắp nách Mộc Châu, là loài lợn được nuôi thả bởi đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Dao, H’Mông… Do có nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, thường xuyên vận động, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, lợn bản Mộc Châu có kích thước khá nhỏ; mỗi con trưởng thành chỉ tầm 15kg - 17kg. Bù lại, thịt lợn săn chắc, có giá trị dinh dưỡng cao - dù là chiên xào, nhúng lẩu hay tẩm ướp gia vị đậm đà rồi nướng chín trên than hồng đều giữ được hương vị ngon ngọt tự nhiên.
2. Bê Chao Mộc Châu
Đi
du lịch Mộc Châu - Sơn La, bạn có thể ghé vào hàng quán bất kỳ và gọi món bê chao Mộc Châu trứ danh. Đây là đặc sản được làm từ thịt bê đực, được nuôi thả rong trên các đồng cỏ cao nguyên Tây Bắc. Phần da chín phồng, giòn tan ôm lấy thịt bê mềm da, thấm gia vị thơm nồng - ăn kèm với lát sả, lát gừng thì càng thêm hoàn hảo. Một đĩa bê chao Mộc Châu có giá khoảng 100.000đ đến 200.000đ, tuỳ kích cỡ, luôn luôn là lựa chọn hàng đầu của #teamKlook hay ăn và ăn hay.
3. Pa Pỉnh Tộp
Nghe qua thì có vẻ lạ tai nhưng Pa Pỉnh Tộp thực chất là món cá suối tươi, được ướp cùng mắc khén, gừng, sả và mầm măng của cây sa nhân rồi mang đi nướng chín. Công thức chế biến đơn giản là thế nhưng hương vị của Pa Pỉnh Tộp lại cực kỳ đậm đà, đáng nhớ, xứng danh "món tủ" của đồng bảo người Thái.
4. Cá Hồi Vân
Dù có yêu thích ẩm thực Tây Bắc hay không, bạn ắt hẳn cũng đã nghe qua danh tiếng của đặc sản cá hồi vân. Cá hồi vân là loại cá hồi sinh trưởng ở vùng nước ngọt như sông, suối…; khi so với cá hồi đánh bắt từ đại dương thì thịt cá có phần dai hơn nhưng vẫn giữ được độ thơm béo và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vào những ngày tiết trời se lạnh, được thưởng thức lẩu hay sashimi cá hồi vân cùng chút mù tạt cay nồng thì còn gì tuyệt vời hơn?!
5. Thịt Trâu Gác Bếp
Chẳng quá lời nếu nói rằng thịt trâu gác bếp là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất Tây Bắc - còn được biết đến với tên gọi trâu sấy khô, trâu hun khói, thịt trâu khô… Phần bắp và thịt thăn trâu, sau khi tẩm ướp gia vị, sẽ được treo trên bếp lửa để hun khói đến khi chuyển sang màu nâu đỏ sậm. Thịt trâu gác bếp có vị mặn và mùi hương hăng hắc đặc trưng nên khá “kén” người ăn - giá rơi vào khoảng 800.000đ/kg. Khi ăn, người ta thường hấp hoặc luộc lại để khô trâu chín mềm, vắt thêm một ít chanh, tắc rồi thưởng thức cùng rượu táo mèo. Hương vị đảm bảo sẽ không khiến bạn thất vọng.
6. Thắng Cố Ngựa
Thắng cố ngựa là món ngon Tây Bắc có lịch sử trên dưới 200 năm, du nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là đặc sản được làm từ nội tạng ngựa, rau củ tươi, xương hầm đem nấu cùng nhiều loại gia vị đặc trưng của vùng cao nguyên. Thắng cố có màu sậm, vị thanh đắng hơi béo (đến từ nguyên liệu dịch lòng non ngựa), ăn ngon nhất khi nóng nên rất được người dân tộc H’Mông ưa chuộng. Đi
du lịch Sapa tự túc, bạn có thể tìm thấy thắng cố (bên cạnh các
đặc sản Sapa khác) với nhiều phiên bản mới mẻ như thịt bò, thịt trâu... nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của du khách.
7. Nậm Pịa
Tương tự như Thắng Cố, Nậm Pịa cũng là món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Nậm Pịa - hay Nặm Pịa - là đồ chấm thịt nướng thông dụng, được làm từ lòng và dịch ruột non động vật (chủ yếu là dê, trâu hoặc bò) ninh nhừ. Nậm Pịa có vị cay the, mặn và hơi đắng ban đầu, dư vị ngọt, là trải nghiệm ẩm thực thú vị đối với mọi #teamKlook.
8. Nhộng Ong Rừng
Nhộng ong rừng là món ăn bài thuốc trứ danh núi rừng Yên Bái, sở hữu vị béo và ngọt đặc trưng, tính lạnh. Món đặc sản Tây Bắc này được lấy từ tổ ong thiên nhiên, có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, dưỡng nhan, chống lão hoá, lợi khí, bồi bổ gân cốt, nâng cao thể lực và chữa trị chứng nhức mỏi cơ bắp. Những món ăn thông dụng được chế biến từ nhộng ong rừng có thể kể đến là xào cùng dọc mùng, trộn nộm,... chẳng những ngon miệng mà còn vô cùng bắt mắt.
9. Bánh Chưng Đen
Du lịch Tây Bắc vào những ngày chớm xuân, bạn chắc chắn phải thưởng thức đặc sản bánh chưng đen nóng hổi cùng rượu ngô. Không chỉ sở hữu màu đen bóng đẹp mắt từ nước cốt, bánh chưng đen còn là tổ hợp hương vị độc nhất vô nhị - với nhân đậu xanh vàng ươm, hạt nếp thơm dẻo, thịt lợn dai mềm, hạt tiêu, lá dong nồng nàn…, đủ để thoả mãn vị giác của thực khách khó tính nhất. Chỉ cần ăn thử một lần, #teamKlook sẽ thấy vương vấn mãi món ngon nức tiếng xứ Lạng này đấy.
10. Cá Bống Vùi Tro
Không phải ngẫu nhiên mà cá bống vùi tro lại trở thành điểm nhấn ấn tượng của ẩm thực Tây Bắc - đơn cử như tại Lai Châu. Cách làm ra món ăn tưởng-chừng-đơn-giản này thực chất lại rất cầu kỳ, thường chỉ được làm theo mẻ nhỏ để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cá bống cần phải chọn loại có kích cỡ tương đồng ở suối Tùng Lâm, làm sạch rồi mang đi tẩm ướp cùng hạt mắc khén, sả, gừng, ớt, hạt tiêu, lá hom, lá húng... Sau 15 phút, cá sẽ được gói trong lá dong rồi vùi trong tro nóng, liên tục trở mặt lá đến khi cá chín hẳn. Cá bống vùi tro là "cạ cứng" với các loại rượu ngon Tây Bắc; vậy nên bạn đừng bỏ quan món ngon này khi muốn "nhâm nhi" nhé!
11. Rượu Táo Mèo
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến rượu táo mèo trong danh sách các món đặc sản Tây Bắc. Đây là món uống nổi tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Mông, sống ở vùng cao nguyên Yên Bái. Tuỳ theo thời gian ngâm ủ, rượu táo mèo sẽ còn màu vàng (từ 6 đến 8 tháng) hoặc màu nâu đỏ (từ 1 năm trở lên); hương vị rượu cũng vì vậy mà có độ cay và ngọt khác biệt. Táo mèo còn có tên gọi là Sơn Tra, theo Đông Y, có công dụng giảm mỡ máu, điều hoà huyết áp, bảo vệ tim mạch, kháng khuẩn và nhuận tràng. Rượu táo mèo cũng là đặc sản Tây Bắc được nhiều du khách chọn mua về làm quà tặng cho bạn bè và người thân.
Thiết kế web: TRUST.vn