- Mặt khác, tôi thực sự, thực sự ghét việc tín hiệu cảm giác báo sự no đủ của tôi dường như không phản ứng lại với bơ đậu phộng theo cùng một cách giống như với các loại thực phẩm khác.
- Thông thường khi tôi ăn thức ăn, tôi chỉ phải ăn một lượng "hợp lý" để có được một tín hiệu tiềm thức nào đó để báo cho tôi biết "Hey, bạn đã ăn đủ rồi!"
- Nhưng bơ đậu phộng dường như lại không tôn trọng những ranh giới này. Nếu tôi ngẫu nhiên thưởng thức nó dù chỉ “một chút”, thì tôi thường sẽ ăn hết cả một lọ ... và vẫn có một cảm giác kéo dài của việc muốn nhiều hơn một chút nữa.
- Rõ ràng không phải một mình tôi bị vậy... Tôi cũng thường xuyên nhận được e-mail từ những người hỏi tôi về bơ đậu phộng, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những ảnh hưởng cuối cùng lên sức khỏe của nó là gì.
- Để bắt đầu, một số người bị dị ứng với đậu phộng. Đối với một tỷ lệ dân số nhỏ, đậu phộng có thể giết người theo nghĩa đen.
- Nhưng bài viết này là dành cho 99% những người còn lại, những người có thể ăn bơ đậu phộng mà không bị mắc bất kỳ tác dụng phụ nào đáng kể, ít nhất là trong ngắn hạn.
- Vì vậy, ... việc liệu ăn bơ đậu phộng có hại cho bạn trong thời gian dài? Hãy cùng tìm hiểu.
Bơ Đậu Phộng Được Làm Như Thế Nào ?
- Nó hầu như chỉ là đậu phộng dạng bột, thường được rang, cho đến khi chúng được biến thành bơ đậu phộng.
- Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu thương mại bơ đậu phộng không thực sự chỉ là bơ đậu phộng. Chúng thường có đường và những chất khó chịu khác được cho thêm vào cho bơ đậu phộng.
- Tuy nhiên, tôi sẽ giả sử cho rằng bạn đã biết điều này rồi và rất siêng năng đọc nhãn hiệu, vì vậy, tôi thậm chí sẽ không phải đi đến các dạng đó. Bài này viết là về bơ đậu phộng thật, không có gì ngoài đậu phộng, hoặc có lẽ chỉ được pha trộn với một chút muối thôi.
- Nói một cách thực tế, thì những ảnh hưởng lên sức khỏe của đậu phộng thông thường sẽ giống với những ảnh hưởng sức khỏe của bơ đậu phộng ... vì bơ đậu phộng thật chính là đậu phộng được xay ra thành bột một cách có hiệu quả.
- Tôi sẽ để dành cuộc thảo luận về muối vào một thời điểm khác, nhưng cá nhân tôi sẽ không quá lo lắng vì tôi nghĩ là "mối nguy hiểm" của nó đã bị đánh bay do chiếm số lượng ít theo với tỷ lệ. Trong các nghiên cứu, việc hạn chế muối hoặc natri không làm ảnh hưởng đến bệnh tim mạch hoặc gây tử vong.
- Tôi cũng cần chỉ ra rằng đậu phộng về mặt kỹ thuật không phải là hạt. Nó thuộc loại đậu, là một trong các thực phẩm bị cấm sử dụng khi đang theo một chế độ ăn uống "Paleo" nghiêm ngặt.
Một Ít Carb, Protein Và Rất Nhiều Fat
- Bơ đậu phộng là một nguồn cung cấp năng lượng khá "cân bằng" theo cách nó cung cấp cả ba chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng.
Trong 100g bơ đậu phộng chứa:
Carbohydrate (chất bột/đường): 20 gram carb (chiếm 13% lượng calo), 6 gram trong số đó là chất xơ.
Protein (chất đạm): 25 gram protein (chiếm 15% lượng calo), là con số khá nhiều so với hầu hết các loại thực phẩm thực vật khác.
Fat (chất béo): 50 rgam chất béo, tổng cộng khoảng 72% lượng calo.
- Tất cả các thành phần trên sinh ra số năng lượng là 588 calo, trong một phần 100g bơ đậu phộng.
- Mặc dù bơ đậu phộng khá giàu protein, nhưng nó lại không có chứa nhiều một số axit amin thiết yếu như lysine. Để tận dụng đầy đủ các chất đạm, bạn cần ăn một nguồn protein giàu lysine cùng với bơ đậu phộng, chẳng hạn như từ các loại thực phẩm động vật giàu protein như thịt hoặc pho mát.
- Các chất béo trong bơ đậu phộng bao gồm khoảng 50% là chất béo không bão hòa đơn và 20% là chất béo bão hòa. Phần còn lại của nó (khoảng 30%) là chất béo không bão hòa đa, chủ yếu là axit béo Omega-6 axit linoleic, điều này có thể sẽ gây ra vấn đề và tôi sẽ trở lại việc này ngay..
Giàu Vitamin Và Khoáng Chất
- Bơ đậu phộng khá là bổ dưỡng. Một phần 100 gram bơ đậu phộng cung cấp một nhóm toàn bộ các vitamin và khoáng chất:
Vitamin E: 45% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Vitamin B3 (Niacin): 67% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Vitamin B6: 27% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Folate: 18% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Magie: 39% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Đồng: 24% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Mangan: 73% lượng khuyến nghị hàng ngày.
- Ngoài ra còn có một số lượng kha khá Vitamin B5, sắt, kali, kẽm và selen trong bơ đậu phộng.
- Tuy nhiên, cần biết rằng đây là một khẩu phần 100 gram, trong đó tổng cộng là có 588 calo. Calorie nào cũng được tính, bơ đậu phộng thực sự không phải có nhiều chất dinh dưỡng so với các loại thực phẩm thực vật có hàm lượng calo thấp như rau bó xôi hay bông cải xanh.
Các Chất Dinh Dưỡng Quan Trọng Khác
- Giống như hầu hết các loại thực phẩm thực sự, chúng chứa không chỉ các vitamin và khoáng chất cổ điển. Ngoài ra còn có rất nhiều các chất dinh dưỡng hoạt động theo một cách sinh học trong các loại thực phẩm, trong đó có thể có một số lợi ích cho sức khỏe.
- Bơ đậu phộng cũng không là ngoại lệ và nó chứa khá nhiều các chất chống oxy hóa, bao gồm axit p-coumaric có thể giúp cho việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Nó cũng chứa một số chất resveratrol, có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nó có một lượng nhỏ Q10, là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Ngoài ra, nó còn có một số lượng kha khá Beta-sitosterol, là một chất dinh dưỡng có thể có đặc tính chống ung thư.
Là Nguồn Thực Phẩm Chứa Aflatoxin Tiềm Tàng
- Mặc dù bơ đậu phộng khá là bổ dưỡng, nhưng nó cũng có thể chứa các chất gây hại.
- Cái đầu tiên của danh sách này gọi là Aflatoxin.
- Đậu phộng thực sự là được trồng ở trong đất, nơi chúng có xu hướng bị xâm chiếm bởi một loại nấm có mặt ở khắp nơi được gọi là Aspergillus, là một nguồn aflatoxin ... là chất độc hại và rất gây ung thư.
- Con người thực sự có thể kháng cự được với tác động cấp tính (ngắn hạn) của các độc tố aflatoxin, nhưng những gì xảy ra trong tương lai thì lại không hoàn toàn biết trước được vào thời điểm này.
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở người đã cho rằng việc tiếp xúc với aflatoxin là có liên kết đến bị ung thư gan, ức chế sinh trưởng, còi cọc ở trẻ em và chậm phát triển trí tuệ.
- Nhưng cũng có tin tốt là ... theo một nguồn tin, việc chế biến đậu phộng thành bơ đậu phộng sẽ giúp làm giảm đi 89% lượng aflatoxin.
- Ngoài ra, USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) giúp giám sát lượng aflatoxin trong thực phẩm và đảm bảo rằng chúng sẽ không đi qua giới hạn cho phép.
Omega-6 Và Lectin Trong Bơ Đậu Phộng
- Như tôi đã đề cập ở trên, khoảng 30% lượng các axit béo trong bơ đậu phộng là những axit béo axit linoleic Omega-6.
- Bơ đậu phộng cũng chứa một loại lectin được gọi là agglutinin Peanut (agglutinin đậu phộng). Lectin là một nhóm đa dạng chứa các protein có khả năng gắn kết carbohydrate.
- Lectin ở khắp nơi, chúng đang ở trong tất cả các loại thực phẩm, nhưng một số người tin rằng lectin từ các loại thực phẩm cụ thể có thể sẽ gây ra thiệt hại.
- Trong một nghiên cứu, những cá nhân đang theo một chế độ ăn có nhiều bơ đậu phộng đã giảm tổng số cholesterol của họ 11% và cholesterol LDL 14% (13). Một nghiên cứu khác ở người cho thấy rằng việc thêm bơ đậu phộng vào chế độ ăn giúp giảm đáng kể lượng triglyceride máu.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng dầu đậu phộng cùng với liều lượng cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch (là sự dày lên của các động mạch, có thể dẫn đến các cơn đau tim) ở động vật như khỉ và thỏ.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã bị chỉ trích vì đã tính đến những số lượng cholesterol vô lý và các nghiên cứu khác thực sự đã cho thấy sự suy giảm xơ vữa động mạch ở các động vật thử nghiệm.
- Tôi muốn chỉ ra rằng việc có quá nhiều axit béo omega-6 trong chế độ ăn uống là có liên quan với chứng viêm và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
- Hầu hết mọi người đều đã ăn quá nhiều Omega-6 (là loại có đầy trong bơ đậu phộng) và quá ít omega-3 (là loại mà bơ đậu phộng thiếu hoàn toàn).
Bệnh Tiểu Đường Loại Và Ung Thư Đại Tràng
- Tôi đã tìm thấy một vài nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn đậu phộng và bơ đậu phộng nhiều nhất lại có nguy cơ mắc một vài bệnh thấp hơn so với những người khác.
- Trong một nghiên cứu tại Đài Loan, những cá nhân ăn đậu phộng lại có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng thấp hơn 27%.
- Trong chương trình nghiên cứu sức khỏe "Y tá" (Nurses Health Study), một nghiên cứu lớn gồm 83,818 phụ nữ tại Hoa Kỳ, những người ăn bơ đậu phộng thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II thấp hơn 21%.
- Đây là những nghiên cứu quan sát, không giúp chứng minh được rằng đậu phộng thực sự giúp làm giảm mắc bất kỳ căn bệnh nào, chỉ là những người ăn đậu phộng sẽ ít có khả năng mắc các bệnh trên hơn.
Có Thể Là Không Sao Với Lượng Dùng Ít, Nhưng …
- Có rất nhiều điều tốt đẹp về bơ đậu phộng, nhưng cũng có một vài nhược điểm.
- Nó khá là giàu chất dinh dưỡng và thực sự là một nguồn protein kha khá nếu bạn chắc chắn rằng là sẽ ăn nó cùng với một nguồn thực phẩm giàu lysine khác.
- Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, mặc dù điều này không có vẻ đáng kể khi bạn xem xét lại số lượng calo phải nạp vào kèm theo là rất cao.
- Mặt khác, nó là một nguồn thực phẩm chứa aflatoxin tiềm tàng và còn chứa một lượng axit béo rất cao mà hầu hết mọi người đang ăn quá nhiều và được cho là có liên quan đến các hiệu ứng có hại về lâu dài.
- Mặc dù tôi không tiến cử bơ đậu phộng như là một nguồn thực phẩm chiếm ưu thế trong chế độ ăn uống, nhưng có lẽ việc ăn nó thỉnh thoảng với số lượng nhỏ sẽ là không vấn đề gì.
- Nhưng vấn đề chính ở bơ đậu phộng là nó vô cùng khó khăn để cưỡng lại.
- Nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ ở một thời điểm, vậy thì nó có thể sẽ không gây ra bất kỳ loại thiệt hại gì. Tuy nhiên, việc dừng ăn nó sau khi ăn một chút hầu như là không thể.
- Vì vậy, nếu bạn sắp có xu hướng ăn quá nhiều bơ đậu phộng, thì có thể tốt nhất là tránh nó luôn đi. Nếu bạn có thể giữ cho việc ăn nó ở mức vừa phải, vậy thì bằng mọi cách thỉnh thoảng hãy tiếp tục ăn bơ đậu phộng.
- Tôi không tin rằng việc tiêu thụ bơ đậu phộng ở mức trung bình sẽ gây ra bất kì ảnh hưởng tiêu cực lớn nào, miễn là bạn cần tránh các loại thực phẩm thực sự khủng khiếp như đường, chất béo trans (trans fat) và dầu thực vật.
Nguồn : https://authoritynutrition.com
Đội ngũ Gymer Tri Thức THOL (Nguyễn Đăng Lân dịch)