Kiến trúc Đà Lạt, nét chấm phá tuyệt vời Thứ năm, 19/10/2023, 08:30 GMT+7 Đà Lạt từ lâu đã được giới kiến trúc công nhận là đô thị di sản với kiến trúc cổ châu Âu thế kỷ XIX. Những ai đã từng đến thành phố du lịch Đà Lạt đều không khỏi trầm trồ trước những đóa hoa kiến trúc biệt thự nằm ẩn mình dưới tán rừng thông.
Có thể kể ra vài con đường tiêu biểu như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Nguyễn Du, Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh… được xem là một nửa hồn đô thị Đà Lạt với hàng trăm biệt thự theo lối kiến trúc Pháp xinh xắn nằm dọc hai bên đường. Các công trình kiến trúc trên đất nước rất đa dạng, mỗi địa phương mang một phong cách kiến trúc khác nhau. Và khi những người Pháp sang Việt Nam thì họ đã mang theo tinh túy của mình dựng xây nên các biệt thự theo kiến trúc của chính quê hương họ. Đà Lạt cuối thập niên 1920, khu vực gần khách sạn Dalat Palace ngày nay. Hơn 1.500 biệt thự ở Đà Lạt phần lớn là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp. Có lẽ cũng có ảnh hưởng của kiến trúc vùng núi nên các biệt thự đầu tiên, các nhà gỗ lợp ngói, lợp tôn đều giữ nguyên kiến trúc cũ. Nếu có thay đổi chỉ là số ít bố cục. Nhiều nhất và cũng đặc biệt nhất là loại biệt thự có khung sườn bằng gỗ tốt xây chèn gạch. Sàn bằng một hai lớp gỗ hay bằng sàn ghép. Kiến trúc sàn gỗ, trần gỗ gây nên cảm giác ấm cúng cho xứ lạnh. Đó là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp từ thành phố Rouen về phía Lille. Hệ khung cột giữ cho nhà vững chắc đều bằng gỗ, sau đó xây chèn gạch, nhìn bức tường từ xa giống như có sơn cột và thanh chống, thanh giằng giả. Nhà thờ chính tòa Đà Lạt, còn được gọi nhà thờ Con Gà, được khánh thành năm 1942. Phổ biến là các nhà ở chung quanh viện Pasteur, khu biệt thự bên đường Trần Hưng Đạo, đường Huỳnh Thúc Kháng. Thời gian đầu xi măng chưa lên được, nhà xây gạch toàn bằng vôi tôi trộn chất nhớt lấy ra từ lá cây giã ra. Các tường gạch xen chèn vào các khung gỗ vẫn không nứt nẻ. Lúc làm họ chọn gỗ tốt kể cả gỗ thông, có nhà làm đã bảy, tám mươi năm vẫn còn tốt. ở Đà Lạt không có mối mọt nhiều, gỗ chỉ hư hỏng khi mục, khi thanh gỗ nào mục thì thay thanh đó mà mảng tường không hề nứt đổ. Các biệt thự đầu tiên một tầng, có loại hai mái cân xứng, có loại mái dài mái ngắn, đầu hồi nhô ra mặt trước. Biệt thự sang trọng một hai tầng thì cầu thang đặt ở trong nhà (cầu thang gỗ hay xây có tay vịn gỗ). Vào các năm 1920 – 1940 ở Đà Lạt chỉ có gỗ là nhiều, còn thép phải nhập từ Pháp và đưa từ Sài Gòn lên nên cấu trúc ít dùng thép. Nhà ga xe lửa Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, ngày nay trở thành một địa điểm du lịch. Người Pháp có hai quan niệm làm cho Đà Lạt trở thành nơi an dưỡng đẹp, đó là: Xây các biệt thự có vườn hoa, xa cách nhau, có tầm nhìn đẹp: nhìn ra rừng thông, nhìn xuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Bian. Các dinh thự đều chiếm cao điểm. Các biệt thự đều ẩn mình trong rừng thông. Đà Lạt chỉ được xây cất biệt thự không quá ba tầng vì làm cao tầng sẽ phá cảnh rừng thông. Và đặc biệt là về hướng Tây – Bắc và Bắc của hồ Xuân Hương không được xây dựng nhà cửa như phía Đông – Bắc vòng về phía Tây bờ hồ. ồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, một trong những biểu tượng của Đà Lạt. Mọi sự xây dựng trên thành phố đều phải do kiến trúc sư thiết kế. Có kiến trúc sư chịu trách nhiệm về thẩm mỹ. Mọi sự xây dựng phải qua phòng quy hoạch đô thị của Sở Công chánh và nơi này phải chịu trách nhiệm về mọi sự xây dựng. Người Pháp đi tha phương luôn luôn hướng về quê hương, được thể hiện trong kiến trúc và trong cuộc sống. Do đó trên 1.000 biệt thự thì kiến trúc các địa phương Pháp ảnh hưởng nhiều nhất là: – Kiến trúc Anglo – Normand; – Kiến trúc miền cao nguyên trung phần Pháp; – Kiến trúc miền núi Alpes và phía Nam; – Kiến trúc miền Pyrénées và Basques. Biệt thự số 16 Trần Hưng Đạo, còn mang tên biệt thự Hoa hồng, một hình thức hiện đại hóa kiến trúc Bretagne. Các kiểu kiến trúc này có đặc điểm là: – Mái nhà: Loại hai mái ít dốc, ở hai đầu có hai mái ngắn (miền Nam). Loại hai mái có các mái nhô: nếu các mái nhô tròn là của miền Trung và Bắc Pháp, nếu các mái nhô nhọn và cao có cửa kính lớn (có cũng hai mái) là của miền Nam Paris. Loại mái dài, mái ngắn dốc nhiều là loại nhà vùng núi, từ vùng Vosges xuống Alpes, mùa tuyết tan dễ tháo nước. Loại mái dốc xây đá chẻ là loại nhà kiểu Anglo – Normand (nhiều ở vùng biển Normandie).Loại mái nhà lợp ardoise (đá mài miếng mỏng màu đen) là loại của miền cao nguyên miền Trung nước Pháp. Biệt thự số 20 đường Trần Hưng Đạo, mang phong cách Normandie, một ví dụ điển hình cho kiến trúc biệt thự của Đà Lạt. – Ống khói lò sưởi: ống khói lò sưởi có cái thấp nếu mái ít dốc, có cái cao nếu mái dốc nhiều. Lò sưởi ở miền Bắc Pháp thường có ba ống tròn ở trên đầu chóp để che mưa, tuyết khỏi vào nhiều hoặc chỉ có một ống tròn ở giữa tấm che. Ống khói, lò sưởi miền Trung và Nam cho khói ra 4 phía có tấm che bên trên. Ống khói lò sưởi xây có cẩn đá và một phía uốn tròn là kiểu mới cải tiến để cho hợp với nét cao nguyên. Trường Dân tộc Nội trú, trước kia là trường nữ tu Couvent des Oiseaux, được xây dựng năm 1934. – Tường xây: Tường xây có khung cột bằng gỗ là kiến trúc miền Bắc Pháp, Bắc Paris (nhất là vùng Rouen, quê hương của Jeanne d’Arc). Tường xây bằng đá chẻ là của vùng Trung Pháp hay Đông – Nam Pháp. – Mái nhô: Mái tròn nhô lên có cửa sổ kính là của vùng Bắc Pháp. Hai mái cao nhô ra và có cửa kính lớn là của miền Trung Pháp. Mái nhô ra và có cửa kính dài, kiểu được cải tiến ở Đà Lạt.Các mái nhô cốt để sử dụng các phòng trên mái nhà mà người Pháp gọi là tầng áp mái (mansarde). Nó cũng làm đẹp cho mái nhà của biệt thự, nhất là những mái nhà quá lớn rộng. Nhà thờMai Anh (Domaine de Marie) nằm trên đồi Mai Anh, phía bắc thành phố. – Lò sưởi trong nhà: Lò sưởi trong nhà là một dạng kiến trúc trang trí vừa là để sưởi những ngày lạnh. Chỉ cần đếm số lượng lò sưởi nhiều hay ít trong biệt thự ở Đà Lạt mà biết nội thất sang trọng hay không. Những người quen sống ở Đà Lạt ít thấy cái lạnh của Đà Lạt. Nhưng những ai từ xứ nóng đến thì cái lạnh vô cùng thấm thía. Phòng khách biệt thự nào cũng nối liền phòng ăn, nơi đây thường có một lò sưởi và cũng thường để một khúc gỗ để trang trí khi không đốt lửa. Phòng ngủ của gia đình chủ nhân cũng có lò sưởi. Sở dĩ có lò sưởi mà không làm ngợp thở khi ngủ là nhờ có ống hút đi lẫn khói cả khí cacbonic. Ở Pháp mỗi biệt thự đều có nơi treo áo, mũ trước khi vào nhà, nhưng ở Đà Lạt rất ít nhà có, mà thường ở lối vào nhà có một khoảng lõm vào hoặc nhô ra để khi trời mưa lạnh khách đến có chỗ trút bỏ áo mưa, nón v.v… Khối nhà hành chính của trường Cao đẳng Sư phạm, một công trình hình thức tân cổ điển Pháp. – Vườn cảnh và cổng ra vào: Người Pháp và kiến trúc sư Pháp rất chú ý đến ngoại thất, đặc biệt là vườn cảnh, vì họ biết khí hậu Đà Lạt thích hợp với những loại hoa từ Pháp đưa sang. Từ cổng vào nhà, lối đi trong vườn, vườn trước và sau nhà đều trồng hoa, đem lại cái đẹp cho con người. Thường thiết kế phòng khách sâu về sau để có tầm nhìn ra một vườn hoa rộng, nhìn xuống thung lũng hay rặng thông đẹp. Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa đúc ở trước các cửa sổ, quanh chân tường nhà. Nó tạo nên màu sắc điểm tô cho căn nhà khi từ ngoài bước vào. Cổng vào cũng thay đổi tùy ý của mỗi kiến trúc sư hay mỗi chủ nhà. Số nhà có cổng đi thẳng vào mặt trước không nhiều. Cổng vào và lối đi vào thường lệch sang một phía để vườn hoa rộng dễ tạo thành một mảng lớn, khi ra vào nhà có tầm nhìn bao quát vườn hoa. Nhà vườn rộng, có xe ô tô thường làm cổng vào, cổng ra riêng biệt, đường xe vào ra không cần trở đầu. Dinh III, còn gọi là dinh Bảo Ðại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938. Viện Sinh học Tây Nguyên, trước kia là tu viện Dòng Chúa cứu thế, xây dựng từ năm 1948 đến năm 1952. Khách sạn Dalat Palace.
Theo Internet Người viết : admin
|
Copyright © 2013 Khách sạn Ngôi Sao Liên Đô |